Bí mật tâm lý đằng sau câu nói “Sao cũng được”

Trong cuộc sống hằng ngày, bạn có thường nói câu “Sao cũng được” hay không? Nếu câu trả lời là “có” thì xin thưa đã có trên 47% người Mỹ sẽ cảm thấy phản cảm với bạn đấy! Con người thường có câu cửa miệng và người thường nói câu “Sao cũng được” thật ra họ đang tồn tại một tâm lý gì? Khi nghe người khác nói “Sao cũng được” với mình, bạn sẽ nghĩ gì? 

whatever-sao-cung-duoc

01.“sao cũng được” là một thái độ sống

Rất nhiều người có một thói quen là: lười suy nghĩ. Khi chúng ta cùng dùng bữa với nhau, hỏi đối phương ăn gì đều nhận được câu “Sao cũng được”. Vậy đúng thật là sao cũng được ư? Không phải, đó là lười suy nghĩ, lười tham gia, nói khó nghe một chút là bạn lười với cả chính bản thân mình! Đương nhiên, cái sự lười này có người chỉ là thích nói, nhưng cũng có người đã trở thành thói quen. Bị người bên cạnh lúc nào cũng “Sao cũng được” có lúc cũng là một chuyện hết sức ức chế, có cảm giác như “Làm sao mà tôi đề nghị gì bạn cũng đều ‘sao cũng được’ vậy chứ? Ít nhất cũng phải có một biểu hiện chứ!” Kỳ thực thì nhiều người dần dần sẽ xa lánh những người không có chủ kiến hoặc “hời hợt” với mọi thứ kiểu như “Sao cũng được” thế này, rất khó để thay đổi họ bởi vì câu trả lời này đã trở thành thói quen trong cuộc sống của họ rồi, một kiểu trả lời không cần suy nghĩ!

Thật ra không phải ngẫu nhiên mà con người ta mắc thói quen này, cái gì cũng có nguyên nhân của nó cả, thậm chí đôi khi nguyên nhân thật sự là hơi khó nghe đấy.

Loại thứ nhất: Bị cuộc sống “bức” đến mức “Sao cũng được”?

Chúng ta nói hoàn cảnh tạo nên con người, rất nhiều người đã dùng câu “Sao cũng được” làm đáp án tốt nhất cho vấn đề trên cơ bản thì cũng là do ảnh hưởng của người và việc bên cạnh họ. Bởi họ phát hiện rằng cho dù có đưa ra lựa chọn thì rất nhiều lúc cũng không hề có ích gì, thế là họ bỏ cả cái quyền suy nghĩ, bỏ cả quyền lựa chọn. Tuy nhiên, dùng câu “Sao cũng được” có thật sự có thể trốn tránh phải lựa chọn không? Đây chẳng qua là biểu hiện của “bịt tai nghe lén” mà thôi.

Ví dụ như tôi và bạn dùng cơm, tôi hỏi bạn muốn dùng gì và bạn nói “Sao cũng được”, khi đó nói rõ rằng bạn đã không muốn lựa chọn vậy thì ok tốt thôi, tôi gọi món và bạn lại chính là người phải chấp nhận một cách bị động! Ở đây chắc sẽ có người nói, tôi không thích ăn bất quá tôi không ăn hoặc ăn ít thôi. Đúng vậy, bạn có thể tiếp nhận hay không tiếp nhận lựa chọn của người khác dành cho bạn, nhưng mà nếu về lâu về dài thì sẽ có kết cục gì? Đó chính là khả năng ngay cả người thân thiết gần gũi nhất với bạn cũng không thể nào biết rõ được trong lòng bạn đang nghĩ gì, bạn cần gì.

Nói nhiều như thế có thật là do cuộc sống “áp bức” bạn ra như thế không? Thật ra là do bạn tự “áp bức” bản thân mình mà thôi. Tuy nhiên ở đây cần chú ý một trường hợp, nếu bạn mời đối phương uống nước thì không thể chỉ hỏi đối phương muốn uống gì, mà nên cho họ sự lựa chọn như uống trà hay cafe chẳng hạn. Bởi vì có lúc đối phương sẽ không biết nơi hiện tại có thức uống gì và họ sẽ đành phải nói “sao cũng được” như một phép lịch sự thôi.

Loại thứ 2: Không có chủ kiến

Không có chủ kiến cũng đồng nghĩa như không có cái tôi. Nguyên nhân rất đơn giản, khi mà không có chủ kiến trên cơ bản đều là do người khác luôn giúp bạn sắp xếp, an bài, thử hỏi bạn còn có gì là của mình? Rất nhiều người cả cuộc đời đều được sắp đặt sẵn cho, có thể cho là họ có tính ỷ lại, nhưng cũng có trường hợp không do họ tự chủ.

Ví dụ một người suốt hai mươi mấy tuổi đời đều nghe theo sự sắp xếp của gia đình, đến khi phải rời khỏi sự bảo bọc của bố mẹ, họ trở nên rất cô độc, sợ hãi, không dám gánh vác bất cứ chuyện gì. Vậy là “Sao cũng được” bắt đầu xuất hiện thường trực trên môi của người không có chủ kiến như vậy, nó trở thành một tấm khiên che chắn nội tâm họ, trở thành  linh đơn diệu dược ứng phó với tất cả những lựa chọn.

Loại thứ 3: Vô cảm

Có những người đối với những chuyện xung quanh mình luôn có một kiểu thái độ “không liên quan tôi”. Trong lòng họ không có bao nhiêu thứ có thể chạm đến. Chúng ta thường nói rằng: giao tiếp mang tính hai chiều, bạn bỏ ra ít thì nhận lại chắc chắn cũng ít. Vì vậy, khi bạn hời hợt, vô cảm với người khác thì cái nhận về cũng là sự hời hợt, lãnh đạm. Vấn đề quan trọng là tại sao họ lại vô cảm? Một câu thôi: “Người không yêu quý bản thân mình thì làm sao yêu quý người khác”. Nói đúng hơn là họ vô cảm ngay cả với bản thân mình thì những người, những chuyên bên cạnh họ đương nhiên sẽ trở thành “Sao cũng được”.

Loại thứ 4: Trốn tránh kết quả

Khi chúng ta đối với một vật, việc chưa biết rõ nảy sinh sợ hãi, đa số người sẽ chọn cách trốn tránh hoặc giữ yên theo hiện trạng. Thế là “sao cũng được” trở thành lời thoái thác tốt nhất. Trên biểu hiện thì là không quan tâm nhưng thực tế là không dám gánh vác hậu quả. Cho dù là một trách nhiệm nhỏ nhặt nhưng họ đều cố hết sức trốn tránh.

Ví dụ: Có một số người tuổi tác không còn nhỏ nữa, thậm chí có thể nói là đã quá tuổi lý tưởng để kết hôn. Trong tình trạng vẫn còn “phòng không”, mặc dù trong thâm tâm họ cũng khao khát có được một cuộc hôn nhân viên mãn, tuy nhiên song song với mơ ước này, trong lòng họ cũng luôn hoài nghi và lo sợ không biết rồi đây mình có thể sống hạnh phúc hay không. Tư tưởng này cứ bám theo họ không dứt, bởi thực tế họ vẫn chưa bước vào đời sống vợ chồng, cho nên họ vốn không thể, nói đúng hơn là không dám tin mình sẽ hạnh phúc. Cũng chính nỗi lo sợ mơ hồ này mà nhiều người tỏ ra không quan tâm, hơn nữa là bất cần đối với hôn nhân khi được người khác hỏi đến hoặc bị gia đình giục chuyện chồng con, và “sao cũng được” là biểu hiện mà họ thường bộc lộ ra bên ngoài để có thể duy trì cuộc sống độc thân “an toàn” như hiện tại.

Song, chúng ta đều biết, trong cuộc sống có rất nhiều thứ mà chúng ta mãi mãi không thể trốn tránh được, và lựa chọn chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi, đến lúc đó thì cách tránh né “Sao cũng được” cũng không còn ý nghĩa nữa đâu.

02. Có một loại tâm thái gọi là “sao cũng được”

“Sao cũng được” thật sự từ lâu đã trở thành câu cửa miệng của không ít người. Sự lý giải đối với ba từ này đã vượt qua khỏi bản thân ý nghĩa về mặt câu chữ của nó.

Khi tinh thần suy sụp, mất hết ý chí, khi phải đối diện với những đau khổ, tiếc nuối của vết thương lòng, có thể sẽ có người an ủi bạn kiểu như “Đừng bi quan nữa, thật ra thì sao cũng được mà!”. Lúc này, “sao cũng được” cũng giống như một sự an ủi, khích lệ.

Khi bạn thành công rực rỡ, trước những lời chúc phúc ca tụng, có thể bạn sẽ thể hiện với mọi người rằng “Điều này cũng chẳng có gì tự hào đâu, thật ra thì sao cũng được hết!”. Lúc này, “sao cũng được” lại giống như một sự khiêm tốn.

Khi đối mặt với sự phiền não và bất lực, có thể bạn hay bạn của bạn sẽ nói “Chuyện đời đâu có như ý muốn, sao cũng được!” Lúc này “sao cũng được” trở thành một lời cảm than, tự an ủi mình.

Từ đây có thể thấy, không phải lúc nào “Sao cũng được” đều mang đến những ảnh hưởng tiêu cực. Đôi lúc dùng nó như một tâm thái xử thế cũng có thể khiến bạn trở nên tự tại hơn, thản nhiên hơn và dễ chấp nhận hơn đối với cuộc sống có phần khắc nghiệt này.

Có thể thấy, mặt tích cực của tâm thái “Sao cũng được” thể hiện ở tác dụng giảm bớt áp lực đối với những nặng nề, mỏi mệt của cuộc sống, nó có thể làm tinh thần đăng căng thẳng được thả lỏng hơn và làm cho những đố kỵ, bất mãntrở nên nhẹ nhàng hơn…

Vậy nên, “Sao cũng được” thật sự lợi hay hại thì phải xem bạn dùng ba từ ngắn ngủi này như thế nào mà thôi.

Nguồn Ohay.TV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA compliant image DMCA.com Protection Status